Dự án Thủy điện

LĨNH VỰC THỦY ĐIỆN VIỆT NAM (Đang cập nhật)

Khái niệm

Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo.

Thủy điện ở Việt Nam thuận lợi nhờ có có lượng mưa trung bình hàng năm cao, khoảng 1.800 – 2.000mm và hệ thống sông ngòi dày đặc với hơn 3.450 hệ thống. Ngoài mục tiêu cung cấp điện, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô

Vị trí địa lý

Do vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nên đất nước ta có nguồn tài nguyên thủy năng tương đối lớn. Phân bố địa hình trải dài từ Bắc vào Nam với bờ biển hơn 3400 km cùng với sự thay đổi cao độ từ hơn 3100 m cho đến độ cao mặt biển đã tạo ra nguồn thế năng to lớn do chênh lệch địa hình tạo ra. 

Phân loại

Tại Việt Nam, các nguồn thủy điện có công suất đến 30MW thì được phân loại là thuỷ điện nhỏ. Các nguồn thủy điện có công suất lớn hơn gọi là thủy điện vừa và lớn.

Tiềm năng

Theo quy hoạch bậc thang thủy điện, các dòng sông lớn và quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tại các địa phương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Việt Nam có thể phát triển 1.279 dự án thủy điện với tổng công suất khoảng 26.500 MW. Trong đó có 1.164 dự án thủy điện nhỏ (công suất ≤ 30MW), với tổng công suất lắp máy 7745 MW; 72 dự án thủy điện vừa (công suất lớn hơn 30MW đến 100MW) và 43 dự án thủy điện lớn (công suất lớn hơn 100MW), với tổng công suất lắp máy 14.583 MW.

Ngoài ra, theo báo cáo của VEA, Việt Nam còn có tiềm năng phát triển thêm hơn 200 dự án, chủ yếu là thủy điện nhỏ, với tổng công suất trên 400MW. Với tiềm năng này, VEA cho rằng, nếu khai thác hết, các nhà máy thủy điện của Việt Nam hàng năm có thể sản xuất khoảng 95 – 100 tỷ kWh; trong đó nguồn thủy điện vừa và nhỏ khoảng 35 – 40 tỷ kWh.

Theo đánh giá, tiềm năng thủy điện nhỏ của Việt Nam vào khoảng 4.000MW, trong đó loại nguồn có công suất từ 100kW-30MW chiếm 93- 95%, còn loại nguồn có công suất dưới 100kW chỉ chiếm 5 – 7%, với tổng công suất trên 200MW.

Một số địa phương có tiềm năng thủy điện lớn (chỉ tính thủy điện vừa và nhỏ) là Lào Cai, Quảng Nam có thể phát triển trên 1.000 MW; nhiều tỉnh có thể phát triển 500 – 800MW: Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Thực trạng

Tổng công suất thủy điện của Việt Nam trên lý thuyết vào khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam.

Đến năm 2013, tổng số dự án thủy điện đã đưa vào vận hành là 268, với tổng công suất 14.240,5 MW.

Năm 2014, thủy điện chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất điện. Cho đến nay các dự án thủy điện lớn có công suất trên 100MW hầu như đã được khai thác hết.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, qua nhiều năm xây dựng, phát triển thuỷ điện, lực lượng cơ khí trong nước cũng đã có những bước trưởng thành. Trong nước đã sản xuất, chế tạo và đưa vào sử dụng có hiệu quả các thiết bị cơ khí thuỷ công như: các cửa van đập tràn, cửa nhận nước, nhà máy, đường ống áp lực, cầu trục gian máy, máy biến áp các loại… Do vậy, cần tận dụng tốt các sản phẩm này và có chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển, thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN

Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương để thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, vận hành, khai thác các công trình thủy điện, tiến tới từng bước phát triển thủy điện bền vững trên cơ sở hài hòa giữa yêu cầu bảo đảm an ninh năng lượng với việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, giữa phát triển kinh tế với môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa, nhất là vùng miền núi, đồng bào dân tộc.

Tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn đập, bảo vệ môi trường, quản lý chất lượng công trình chặt chẽ từ khâu thiết kế, giám sát thi công, QTVH hồ chứa; bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư, trồng bù rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các dự án.

Tăng cường làm tốt công tác tuyên truyền cho người dân hạ du để nâng cao khả năng ứng phó lũ lụt. Ðiều chỉnh quy định phân cấp trong quản lý chất lượng công trình xây dựng bảo đảm phù hợp điều kiện năng lực của các sở công thương.

Bộ Công thương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ QTVH hồ chứa, phương án phòng, chống lụt bão, quy trình bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị vận hành trên tuyến đập (các thiết bị như cửa van tràn, cửa lấy nước, cửa xả đáy,…), nhất là các nhà máy thủy điện tại khu vực miền trung – Tây Nguyên, khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt.

Trong những năm gần đây, với sự thay đổi thảm phủ rừng cộng với tác động của biến đổi khí hậu, lũ lụt và hạn hán ngày càng có xu hướng khốc liệt hơn. Vì vậy, việc quy định thời gian thông báo trước khi xả lũ trong QTVH phải linh hoạt và khả thi.

Tăng cường năng lực dự báo; tuyên truyền, nâng cao năng lực ứng xử với lũ, lụt; tăng cường sự phối hợp giữa người dân với các đơn vị chức năng ở hạ du; xây dựng bản đồ ngập lụt ở hạ du; chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống lũ lụt phù hợp năng lực cắt giảm lũ của các công trình thủy lợi, thủy điện trên lưu vực, đặc điểm lũ của lưu vực, tình hình bố trí dân cư, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp hạ du. 

Đang cập nhật

DỰ ÁN LIÊN QUAN

DỰ ÁN LIÊN QUAN

DỰ ÁN LIÊN QUAN